Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Nền tảng Vlog ẩm thực Việt gọi vốn thành công 4 tỷ đồng từ Nhật Bản

12:00 | 26/03/2020

Sau khi hoàn tất quá trình gọi vốn 4 tỷ đồng tại Nhật Bản, nền tảng ứng dụng review ẩm thực qua Vlog Capichi vừa chính thức ra mắt tại Hà Nội. Đây là start-up Việt Nam, được điều hành bởi một giám đốc trẻ tuổi người Nhật và với nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân, công ty tài chính tại Nhật Bản.


Nền tảng Vlog ẩm thực Capichi


Capichi cho phép người dùng lưu trữ những đoạn video ngắn cùng review thực tế về các quán ăn. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng tìm thấy quán ăn ưa thích của mình thông qua các đoạn video này. Giải pháp mà Capichi mang lại nhằm giải quyết vấn đề mà không ít người từng gặp phải:  “Khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm ăn uống” và “Hình ảnh trên mạng khác so với thực tế”.

Ngoài ra, với mục tiêu góp sức đưa ngành F&B tại Việt Nam trở nên sôi động hơn, Capichi cung cấp hệ thống CRM (hệ thống quản lý quan hệ khách hàng) hướng tới đối tượng là địa điểm ăn uống như nhà hàng, quá ăn… Bằng việc cung cấp Coupon khuyến mãi, thẻ thành viên, Capichi CRM sẽ trở thành trung gian kết nối, giúp các quán ăn, tiệm café,… tăng độ thân thiết và tăng tỉ lệ giữ chân các khách hàng quen thuộc. Về phía khách hàng, trở nên gắn bó hơn với địa điểm yêu thích cũng khiến việc “đi ăn uống” trở nên thú vị hơn bao giờ hết.


 

Anh Mori Taiki - CEO của Capichi

Anh Mori Taiki - CEO của Capichi chia sẻ: “Tôi đã chuyển đến sống tại Việt Nam cách đây 2,5 năm. Từ đó đến nay, tôi trở nên vô cùng yêu quý con người, ẩm thực Việt Nam nói riêng, và văn hóa, đất nước Việt Nam nói chung. Tôi luôn muốn góp sức mình để đưa ngành F&B tại đây sôi động và phát triển hơn, đặc biệt thông qua việc phát triển ứng dụng review địa điểm ăn uống bằng video lần này. Qua đó, tôi hy vọng mọi người có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn ngon, đồng thời các địa điểm có thêm nhiều khách hàng quen thuộc. Tôi chọn Hà Nội để bắt đầu cho kế hoạch của mình. Với ưu thế về nền tảng vận hành và ứng dụng công nghệ tiên phong (dùng video - loại hình được ưu tiên, chiếm lĩnh - để quảng bá dịch vụ) chúng tôi tự tin vận hành nền tảng này trong một môi trường vốn đã có nhiều “anh lớn” như Foody, Hotdeal, hay Jamja…”


Theo khảo sát mới đây của Capichi, Việt Nam có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong dó có hơn 430.000 cửa hàng nhỏ, hơn 7000 cửa hàng thức ăn nhanh, 22.000 quán cafe, bar và hơn 80.000 nhà hàng phát triển bài bản thành hệ thống. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển ngành dịch vụ F&B (Food and Beverage) tại Việt Nam là rất lớn. Trong năm 2020, Capichi dự kiến tổng lượng người dùng ước đạt 500.000, liên kết tới hơn 1000 cửa hàng và mục tiêu mở rộng dịch vụ tới Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vào mùa thu.


PV



undefined