Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Nikkei: Nông trại châu Á cách mạng công nghệ trong bối cảnh nhân công ngày càng khan hiếm

12:00 | 02/12/2019

Ngành nông nghiệp thủy hải sản ở châu Á đang dần thay đổi bởi công nghệ vì nguồn lao động giá rẻ dồi dào trước đây đang chịu nhiều áp lực từ nhân khẩu học.

Nikkei: Nông trại châu Á cách mạng công nghệ trong bối cảnh nhân công ngày càng khan hiếm


Tiền lương tăng ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã tạo nên sự thiếu hụt lao động trong các ngành truyền thống, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Để bù đắp cho lượng nông dân ngày càng suy giảm, các công ty đang ứng dụng AI và máy bay không người lái để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, sản xuất và chi phí.

Tại Việt Nam, Hải sản Minh Phú đang xây dựng những bể tôm bằng nhựa vinyl có hình dạng như những chiếc bát sâu. Nước được xoáy xung quanh bể để chất thải đọng lai ở đáy và được thải dẫn dễ dàng hơn. Theo Minh Phú, thiết kế bể thông thường dễ làm tăng nguy cơ nên dịch bệnh bùng phát. Thiết kế mới này giúp nước luôn trong lành, giúp ngăn ngừa bệnh lây lan khắp bể. Công ty xuất khẩu 65.000 tấn tôm mỗi năm đến 50 quốc gia.

Trước đây, công ty đã dựa vào sự quan sát và trực giác của công nhân khiến lượng thức ăn và chất lượng nước khác nhau giữa các ao. Tuy nhiên mức độ tự động hóa hiện giờ tăng cao dẫn đến chất lượng được cân bằng hơn giữa các ao. Minh Phú sử dụng AI để tính toán lượng thức ăn tối ưu dựa trên điều kiện thời tiết và sự phát triển của tôm. Nhìn chung, hệ thống mới dự kiến sẽ có năng suất gấp ba lần so với các phương pháp thông thường.

Mitsui & Co. đã mua 35,1% cổ phần của công ty vào tháng 6. Minh Phú sẽ sử dụng tiền để chuyển hoàn toàn sang công nghệ mới vào năm tới, và sẽ khuyến khích các đối tác của mình làm điều tương tự.

Khi các nền kinh tế ở châu Á phát triển, lao động có xu hướng chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lao động nông nghiệp của Trung Quốc giảm 80 triệu người từ năm 2000 đến 2010 và điều tương tự cũng đang xảy ra tại Đông Nam Á.

Theo Ngân hàng MUFG, mức lương trung bình hàng tháng cho những lao động không thường trực tại Bangkok đã tăng lên 413 đô la vào năm 2018 và xấp xỉ 71% trong một thập kỷ qua, mức lương này tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng tương ứng là 252 USD và 150%. Chi phí lao động tăng cao dẫn đến gánh nặng về tài chính, các công ty hiện giờ phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ.

Châu Á là một mắt xích kết nối quan trọng trong dây truyền thực phẩm. Trung Quốc, Việt Nam và Philippines sản xuất khoảng một nửa lượng thịt lợn và một phần năm lượng thịt gà của thế giới. Hơn một nửa số tôm xuất khẩu cũng đến từ châu Á.

Nông nghiệp và thủy sản có bị tụt hậu so với lĩnh vực sản xuất chế tạo trong việc tăng năng suất. Những tiến bộ kỹ thuật số có thể giúp ổn định nguồn cung thực phẩm toàn cầu nói chung.

Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ tiên tiến là quá tốn kém đối với nhiều hộ nông dân quy mô nhỏ. Châu Á sẽ vấp phải một quãng thời gian khó khăn để cạnh tranh với các nền kinh tế tiên tiến với nhiều nguồn lực hơn nếu không còn dựa vào lao động giá rẻ. Nông dân châu Á cũng đang già đi, có nghĩa là việc nâng cao hiểu biết về công nghệ cũng đang là một thách thức.

 

Đạt Bùi

Theo Trí thức trẻ/Nikkei Asian Review

undefined