Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Bloomberg: Kinh tế toàn cầu suy thoái như đi thang máy xuống, nhưng hồi phục như thang bộ đi lên

12:00 | 06/07/2020

Ông Carmen Reinhart, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, cho biết tại hội nghị Bloomberg Invest Global: "Phục hồi thực sự là ít nhất nền kinh tế phải quay trở lại mức sản lượng trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Theo tôi, chúng ta còn lâu mới làm được điều đó!".

Nền kinh tế thế giới đang bước vào nửa cuối năm 2020, và vẫn đang bị "đè nặng" bởi đại dịch Covid-19. Khả năng phục hồi hoàn toàn trong năm nay gần như là không thể xảy ra. Tương lai tăng trưởng 2021 cũng mông lung không kém.

Khi đại dịch buộc người dân và các chính phủ trên toàn thế giới phải cách ly, ở nhà và đóng cửa biên giới, các ngân hàng trung ương đã phải bơm hàng nghìn tỷ đô la để hỗ trợ thị trường, duy trì việc làm cho người lao động và cứu các công ty gặp khó khăn.

Suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng nghiêm trọng



 

IMF dự đoán tỷ lệ suy thoái toàn cầu năm 2020 là 4,9%

Nhưng cho dù các chính phủ có nỗ lực đến thế nào, thế giới vẫn đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng đến nay.

Phải thừa nhận rằng, một số chỉ số sản xuất và bán lẻ tại các nền kinh tế lớn đang cho thấy sự cải thiện. Song, hy vọng cho sự phục hồi hình chữ V đã bị phá vỡ, khi việc mở lại các doanh nghiệp vẫn còn rất yếu, rủi ro tạm ngừng hoạt động sang phá sản vĩnh viễn vẫn còn rình rập quanh nền kinh tế.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin ví von: "Kinh tế toàn cầu suy thoái như đi thang máy xuống, nhưng hồi phục như thang bộ đi lên".

Ông Carmen Reinhart, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, cho biết tại hội nghị Bloomberg Invest Global vào ngày 23/6: "Phục hồi thực sự là ít nhất nền kinh tế phải quay trở lại mức sản lượng trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Theo tôi, chúng ta còn lâu mới làm được điều đó!".

IMF ước tính rằng vào cuối năm nay, 170 quốc gia - tương đương gần 90% thế giới - sẽ chứng kiến mức thu nhập bình quân đầu người giảm.

Hiện tại có khả năng GDP năm 2021 vẫn có thể thấp hơn so với thời điểm cuối năm 2019, theo các nhà kinh tế của HSBC Holdings Plc.

Các ngân hàng trung ương vẫn rất cảnh giác để cứu vãn tình thế. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã cảnh báo về tương lai bất ổn. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde đã nói về việc Covid-19 sẽ thay đổi vĩnh viễn một phần của nền kinh tế.

Các nhà kinh tế của Bloomberg nói gì?

 

Sáu tháng trước, Covid-19 gần như không tồn tại trong tiềm thức của bất kỳ ai. Ba tháng trước, mọi người vẫn còn hy vọng có thể đẩy lùi nó. Bây giờ, không ai còn lạc quan quá được nữa.

Đóng cửa kinh tế kéo dài hơn, tất cả đều cân nhắc lại về triển vọng trong tương lai. Bloomberg Economics đang hạ thấp ước tính tăng trưởng toàn cầu năm 2020, và dự báo cho sự phục hồi vào năm 2021 cũng yếu đi.

--Tom Orleans, Chuyên gia kinh tế trưởng

 

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley đang bám sát các dự báo về sự phục hồi hình chữ V, chỉ ra những bất ngờ tích cực trong dữ liệu kinh tế gần đây, đặc biệt là ở khu vực Mỹ và đồng euro. Các nhà kinh tế của Goldman Sachs Group Inc. đã điều chỉnh lại các ước tính của họ cho nền kinh tế Mỹ trong quý này, nhưng dự đoán các ước tính sẽ trở lại đúng hướng vào tháng 9.

Thị trường toàn cầu đang chia làm hai: những người tin vào sự phục hồi hình chữ V, và những người phản bác điều đó.

Chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI All-Country World đã tăng gần 40% so với tháng 3, nhưng vẫn giảm khoảng 6% so với cùng kỳ, do các nhà đầu tư cho rằng các chính sách kích thích trên toàn thế giới sẽ bù đắp tác động kinh tế từ đại dịch.

 

Sự phục hồi hoàn toàn về mức trước khủng hoảng dường như là không thể xảy ra, cho đến khi virus hoàn toàn được kiểm soát. Các lĩnh vực như du lịch, giao thông và giải trí dự kiến ​​sẽ chịu ảnh hưởng kéo dài.

Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cho biết, tác động đến thị trường lao động đã tồi tệ hơn so với ước tính ban đầu và sẽ không thể phục hồi hoàn toàn trong nửa cuối năm 2020 ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất. Ước tính số giờ làm việc trong quý 2 giảm tới 14% so với trước đại dịch, tương đương với việc mất 400 triệu vị trí toàn thời gian.

Mặc dù các công ty Mỹ đã thêm 4,8 việc làm trong tháng 6, nhưng chỉ có 30% người thất nghiệp được đi làm lại, đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn tăng. Hơn 2,8 triệu người Mỹ đã mất việc làm trong tháng 6.

Joachim Fels, Cố vấn kinh tế toàn cầu của Pacific Investment Management Co. cho biết, có thể một sự phục hồi ngắn hạn có vẻ sẽ xảy ra, nhưng họ vẫn dự báo tiến trình phục hồi trong dài hạn sẽ kéo dài và rất gian nan.


Theo CafeF

undefined