Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Nguồn ngoại tệ lớn tiếp tục vào Việt Nam

12:00 | 17/06/2019

Nguồn ngoại tệ lớn vẫn đang vào Việt Nam, tạo điều chỉnh trực tiếp lên tỷ giá USD/VND dù chênh lệch lãi suất có dấu hiệu thu hẹp.

Nguồn ngoại tệ lớn tiếp tục vào Việt Nam

Quyết định đảo chiều chính sách lãi suất của FED (nếu có) sẽ là một trong những trọng số đối với

tỷ giá USD/VND những tháng cuối năm, bên cạnh dòng vốn ngoại chảy vào vẫn đang thể hiện.

Ngày 10/6, trong cuộc phỏng vấn với BizLIVE, khi nói về tác động từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc đối với Việt Nam, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho rằng, ông có cùng nhận định với nhiều chuyên gia rằng, Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút các dòng vốn dịch chuyển đến.

Một trong những lợi thế của Việt Nam là chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng cao trong khu vực, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhiều năm liền và đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ giá ổn định là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu.
“Mặc dù tỷ giá USD/VND có biến động đáng kể trong khoảng một tháng gần đây, nhưng tôi tin Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu giữ ổn định năm nay. Làm ngân hàng, gần đây chúng tôi chứng kiến ngoại tệ vào nhiều, rất nhiều, thậm chí thấy chuyển động rõ hàng ngày”, vị tổng giám đốc trên cho biết.
Cũng ngay trong ngày 10/6, trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao dịch giữa các thành viên có mức sụt giảm mạnh, giảm 28 VND so với phiên liền trước. Nối tiếp, phiên 11/6, bước giảm thêm 27 VND tiếp tục được ghi nhận.
Trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá USD bán ra cũng liên tiếp đón những điều chỉnh, từ 23.460 VND xuống 23.370 VND, và đến cuối tuần này quanh mức 23.380 VND.
Trong đợt biến động mạnh thể hiện từ đầu tháng 5/2019 đến nay, tuần qua là lần đầu tiên tỷ giá USD/VND chứng kiến hướng điều chỉnh mạnh và rõ rệt như vậy.
Đáng chú ý, tỷ giá điều chỉnh trong điều kiện chênh lệch lãi suất giữa VND với USD trên thị trường liên ngân hàng co hẹp. Như ở qua đêm (tập trung khối lượng giao dịch), chênh lệch dương nghiêng về VND chỉ còn 0,6%/năm, trong khi phần lớn quãng thời gian từ đầu năm chênh lệch thường duy trì trên 1%/năm.
“Cung - cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn đang quyết định và là yếu tố chính yếu”, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước nói khi trao đổi với BizLIVE.
Với thông tin “hàng ngày nhìn thấy ngoại tệ đang vào” mà vị tổng giám đốc ngân hàng trên chia sẻ, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận cung ngoại tệ vừa qua có dấu hiệu tăng lên, nguồn ngoại tệ lớn vào Việt Nam và có thể gắn với các hoạt động mua bán cổ phần, dòng vốn đầu tư gián tiếp.
Và thực tế, tuần qua, trạng thái ngoại tệ của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam tăng cao với mức độ ít thấy trong thời gian gần đây từ mua ròng ngoại tệ trên thị trường.
Về xu hướng, lãnh đạo chuyên trách này cho rằng, điểm được quan tâm vừa qua là nhập siêu của Việt Nam khá lớn trong tháng 5. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử những năm gần đây, tháng 5 thường là tháng có nhập siêu lớn, nhưng chưa hẳn để nói về một xu hướng. Mặt khác, nhập siêu có cấu phần lớn từ nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, và điểm này được cho là không đáng ngại.
Còn phía trước, tương lai gần, điểm quan tâm hàng đầu đối với tỷ giá USD/VND, cũng như cả thế giới đang kỳ vọng, là khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) xem xét giảm lãi suất USD.
Thậm chí, khả năng này được giới quan sát và nhà đầu tư chờ đợi hiện thực ngay từ tháng 7 tới, và triển vọng có 2 lần giảm trong nửa cuối 2019.
Nếu vậy, quyết định đảo chiều chính sách lãi suất của FED sẽ là một trong những trọng số đối với tỷ giá USD/VND những tháng cuối năm, bên cạnh dòng vốn ngoại chảy vào vẫn đang thể hiện.

Minh Đức
Theo Bizlive

undefined