Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Báo Úc: Đây là lý do bạn không nên quá bi quan về tác động kinh tế toàn cầu của Covid-19

12:00 | 27/03/2020

Nếu có thể, hãy thử nhìn vào những dấu hiệu tích cực.

Thị trường chứng khoán đang hồi phục nhờ vào kế hoạch kích thích tài khóa trị giá 2 nghìn tỷ USD mới được thống nhất. Kế hoạch này được thiết lập sau tuần lễ tồi tệ nhất trong lịch sử đối với Dow Jones Index và nhiều thị trường khác trên thế giới. Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện đã được các nhà đầu tư định giá đầy đủ vào cổ phiếu.

GDP Trung Quốc ước tính đã giảm 12% trong 2 tháng đầu năm - một điềm báo về suy thoái. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy thử nhìn vào những dấu hiệu tích cực. Các đại dịch chắc chắn sẽ gây ra những mất mát bi thảm của cuộc sống con người, nhưng tỷ lệ tử vong của Covid-19 dường như thấp hơn một số dự đoán ban đầu được đưa ra.

Vì vậy, tác động kinh tế của các biện pháp đóng cửa cần thiết để giữ tỷ lệ tử vong thấp là gì? Các hiệu ứng tiêu cực cho đến thời điểm hiện tại - đặc biệt là trên thị trường chứng khoán - thực sự xuất phát từ tâm lý tiêu cực hơn là thiệt hại thực sự. Chỉ số Baltic Exchange Dry - chỉ số giá trung bình của việc di chuyển nguyên liệu thô bằng đường biển - là chỉ số tốt nhất để phản ánh thương mại toàn cầu trong thời gian thực. Nó đã chạm đáy vào tháng Hai và kể từ đó đã được cải thiện khi tình hình khủng hoảng bệnh dịch ở Trung Quốc diễn biến tích cực hơn.

Báo Úc: Đây là lý do bạn không nên quá bi quan về tác động kinh tế toàn cầu của Covid-19 - Ảnh 1.

 

Trong khi năm 2008 là về sự sụp đổ về nhu cầu, thì Covid-19 đang gây ra cú sốc cả về cung và cầu. Nó không phải là một cuộc khủng hoảng ngân hàng, ít nhất là không phải lúc này, vì vậy nhiều tập đoàn sẽ hy vọng có thể dựa vào tín dụng ngân hàng, và hơn nữa là các gói cứu trợ của chính phủ. Tác động kinh tế rõ ràng là khác nhau giữa các quốc gia.

Cụ thể, tác động của thị trường chứng khoán đã nghiêm trọng hơn đối với các cổ phiếu giá trị. Các công ty sở hữu cổ phiếu giá trị này thu hút các nhà đầu tư bằng cách trả cổ tức, vì họ vốn là công ty lớn, như hàng khong hay tài chính, chứ không phải vì tiềm năng phát triển lớn.

So với các cổ phiếu tăng trưởng (cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng, như các công ty công nghệ), các công ty như vậy thường có tỷ lệ giá thị trường chứng khoán trên thu nhập (tỷ lệ PE) thấp hơn.

Biểu đồ dưới đây cho thấy các lĩnh vực khác nhau dọc theo trục x và hiển thị tỷ lệ PE trung bình của chúng trong các cột màu xanh. Các lĩnh vực bên trái, như các hãng hàng không và tài chính, là cổ phiếu giá trị. Những cổ phiếu bên phải, như công nghệ và chăm sóc sức khỏe, là những cổ phiếu tăng trưởng. Các thanh màu đỏ cho thấy những tác động đã xảy ra với giá cổ phiếu trung bình của họ - nói cách khác, là cổ phiếu của họ giảm sâu bao nhiêu.

Báo Úc: Đây là lý do bạn không nên quá bi quan về tác động kinh tế toàn cầu của Covid-19 - Ảnh 2.

Biểu đồ cho thấy cổ phiếu của các ngành tăng trưởng đã giảm ít nhất. Điều này thật kỳ lạ bởi vì trong một cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư có xu hướng dựa vào các cổ phiếu giá trị. Điều này chỉ ra ánh sáng ở cuối đường hầm; rằng các công ty được kỳ vọng sẽ tạo ra tăng trưởng, vẫn sẽ tạo ra tăng trưởng. Ví dụ như Amazon, Google, hay Facebook.

Thế giới nên làm gì?

Chính phủ và các ngân hàng trung ương đã nhanh chóng phản ứng hơn so với năm 2008, nhưng một số lĩnh vực cần hỗ trợ nhiều hơn những ngành khác.

Các quốc gia cần khuyến khích các ngân hàng cho vay và linh hoạt, tận dụng lãi suất cực thấp. Nhiều người đang gọi cuộc khủng hoảng lần này là một sự kiện "thiên nga đen", có nghĩa là một thảm họa đã gây ra khó khăn kinh tế lớn và không thể lường trước được. Nhưng một đại dịch như vậy đã từng được cho là sẽ xảy ra ​​vào năm 2017, cuối cùng lại không xảy ra.

Do đó, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng dữ liệu từ cuộc khủng hoảng cũ để lên kế hoạch cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Các công ty nên học hỏi từ những "tiền bối" đã vượt qua khủng hoảng tốt nhất và biến "bí thuật đó" trở thành một phần của giá trị của họ.

Thế giới sẽ phi toàn cầu hóa ngay trong thời điểm hiện tại. Các công ty phải điều chỉnh chuỗi cung ứng và thị trường của mình để tự bảo vệ. Điều đó có nghĩa là tập trung vào thị trường nội địa càng nhiều càng tốt và tạo ra sự cân bằng mới, an toàn hơn giữa địa phương và toàn cầu sau khi khủng hoảng kết thúc.

Lập kế hoạch cho các kết quả khác nhau có thể từ cuộc khủng hoảng này chưa chắc đã có ích. Tốt hơn hết là kiên cường và phản ứng, và tập trung vào những gì đang xảy ra.

     

Hoàng An

Theo Trí thức trẻ/The Conversation

undefined