Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Đại sứ Phạm Quang Vinh: “Tuyên bố tám điểm của ASEAN mang đến định hướng dài hơi hơn cho khu vực”

12:00 | 10/08/2020

Một ASEAN mới xuất hiện khi mà các nhóm nước tại Đông Nam Á không còn thù địch nhau và thấy cần phải bắt tay, chung tay với nhau. Nó được coi là khởi đầu khi Việt Nam tham gia ASEAN năm 1995.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: “Tuyên bố tám điểm của ASEAN mang đến định hướng dài hơi hơn cho khu vực”
Đại sứ Phạm Quang Vinh
Nhân kỷ niệm 53 năm ngày thành lập ASEAN (08/08/1967 - 08/08/2020), các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN đã ra Tuyên bố về việc Duy trì Hòa bình và Ổn định ở Đông Nam Á.
Tuyên bố bao gồm tám điểm chính như sau:
1. Nhấn mạnh cam kết duy trì Đông Nam Á là khu vực hoà bình, an ninh, trung lập và ổn định, và tăng cường các giá trị hướng tới hoà bình trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế.
2. Tái khẳng định ASEAN cần duy trì đoàn kết, gắn kết và tự cường trong thúc đẩy các mục tiêu, nguyên tắc và lợi ích chung được nêu trong Hiến chương ASEAN.
3. Tái khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc bảo đảm các mục tiêu và nguyên tắc trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cũng như trong Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập và Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) về các Nguyên tắc quan hệ cùng có lợi.
4. Kêu gọi tất cả các nước kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, và giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
5. Kêu gọi tiếp tục xây dựng lòng tin chiến lược và tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia thông qua tiếp tục đối thoại, hợp tác cùng có lợi và các biện pháp xây dựng lòng tin thiết thực nhằm kiến tạo một môi trường hòa bình, thuận lợi cho tăng trưởng bền vững.
6. Cam kết tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN và khuyến khích các đối tác của ASEAN tham gia đóng góp xây dựng thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), góp phần vào củng cố lòng tin và tin cậy lẫn nhau, cũng như xây dựng một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, dung nạp và dựa trên luật lệ.
7. Tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc nêu trong Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) và khuyến khích các đối tác hợp tác cùng ASEAN để thúc đẩy Tài liệu AOIP và tiến hành hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên nêu trong Tài liệu nhằm thúc đẩy lòng tin, tôn trọng và lợi ích chung thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
8. Tái khẳng định cam kết ủng hộ chủ nghĩa đa phương dựa trên nền tảng các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời đề cao cách tiếp cận đa phương trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên và tích cực tham gia định hình một cấu trúc đa phương hiệu quả hơn dựa trên luật lệ, có khả năng giải quyết được các vấn đề cấp bách của khu vực và toàn cầu.
Tuyên bố tám điểm này có ý nghĩa như thế nào với khu vực ASEAN cũng như có thể tạo tiền đề cho những hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế, thương mại trong ASEAN như thế nào, tất cả những yếu tố này đã được Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh phân tích trong cuộc trao đổi mới đây với tạp chí Nhịp sống Doanh nghiệp BizLIVE.
Tuyên bố tám điểm thể hiện nguyện vọng chung của khu vực
Theo đại sứ Phạm Quang Vinh, nếu nhìn vào tuyên bố tám điểm điểm này, có thể thấy rõ một số câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất, nếu muốn một khu vực Đông Nam Á này hòa bình, ổn định và dựa trên luật pháp quốc tế, cái đó là cái rất lớn.
Thứ hai, để xây dựng được sự hòa bình ổn định như thế, các bên phải ứng xử sao cho kiềm chế, không làm gì phức tạp thêm tình hình, tập trung vào xây dựng lòng tin, không vi phạm luật pháp quốc tế. Tuyên bố khẳng định ủng hộ vai trò của ASEAN trong tất cả các tiến trình và cấu trúc khu vực để nhân lên cái hòa bình ổn đinh, xây dựng niềm tin. Cuối cùng, tuyên bố phát đi thông điệp rằng ASEAN ủng hộ chủ nghĩa đa phương và ủng hộ trật tự dựa trên luật lệ.
Trong bối cảnh hiện tại này, khi mà tất cả các nước ở trong khu vực, bao gồm cả Đông Nam Á và cả các nước khác đều mong muốn khu vực này hòa bình ổn định, tuyên bố thể hiện nguyện vọng chung của khu vực, đại sứ Vinh khẳng định.
Trong khu vực này nếu nói chung là hòa bình ổn định nhưng cũng vẫn còn khá nhiều diễn biến phức tạp và các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Mà các thách thức đó, chắc chắn có câu chuyện tranh chấp hàng hải. Nếu không quản trị tốt các thách thức xung quanh an ninh truyền thống và phi truyền thống thì chắc chắn hòa bình, ổn định sẽ bị ảnh hưởng.
Theo đại sứ Vinh, lúc này nhấn vào chuyện hòa bình ổn định và vai trò trung tâm của ASEAN là cực kỳ phù hợp, mọi chuyện vừa có thách thức nhưng đồng thời cạnh tranh nước lớn. Khi có cạnh tranh nước lớn, người ta có cảm giác rằng không biết đi về đâu, rồi ASEAN sẽ phải định vị mình như thế nào, ASEAN muốn chơi với cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng giờ rồi họ cạnh tranh nhau, ASEAN sẽ phải làm thế nào.
Ông Vinh phân tích nhiều lúc ủng hộ cái này, cái kia sẽ dễ bị nghĩ đứng bên này bên kia nhưng ASEAN lấy lợi ích cốt lõi là lợi ích chung của khu vực này là hòa bình ổn định. ASEAN lấy nguyên tắc chung của khu vực này là tôn trọng luật pháp quốc tế thì chắc chắn yếu tố sẽ định hướng cho chính sách của ASEAN là dù cạnh tranh nước lớn, ASEAN không chọn bên, ASEAN muốn chơi với cả hai nhưng anh phải nói được cái đúng và cái sai. Cái đúng không gì bằng dựa trên luật pháp quốc tế và lợi ích chung của các nước. Cái sai, thì ai vi phạm cái đó phải có chế tài.
Hơn bao giờ hết, khu vực này cần hòa bình ổn định và phát triển. Mục tiêu cao nhất vẫn là cuộc sống, kinh tế, hạnh phúc, ấm no. Trong hiến chương ASEAN cũng từng nói đến điều này, ASEAN sẽ cùng xây dựng khu vực này là hòa bình trong lòng nó, với hàm ý giữa ASEAN với nhau là hòa bình trong lòng nó và ASEAN hòa bình với bên ngoài và cái hòa bình đó thì mới có cái phát triển.
Có lẽ trong khu vực này, nhấn vào vai trò trung tâm ASEAN cũng là cái hợp lý bởi ASEAN không chỉ gắn kết được với nhau và cả nhiều nước bên ngoài. Nếu phát huy được vai trò trung tâm của ASEAN, khu vực này sẽ biết cách ứng xử với cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống với những cái phức tạp nảy sinh và với cả cạnh tranh các nước lớn.
Dù thế giới thiên về chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương, song phương hay thiên về điều gì đó nhưng lợi ích của chung thế giới, đặc biệt các quốc gia vừa và nhỏ vẫn là chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế.
Tuyên bố tám điểm mang đến định hướng dài hơi hơn cho ASEAN
Theo đại sứ Vinh, nhân dịp ASEAN kỷ niệm 53 năm, bình thường nó cũng không phải dấu mốc gì đáng kể, nhưng nó lại đang là năm Việt Nam làm chủ tịch và trong tham vấn của mình với các nước khác, đề xuất này cũng xuất phát từ các nước ASEAN, nhưng Việt Nam đã nhân lên thành sáng kiến của cả khu vực. Điều đó cho thấy rằng nhân dịp kỷ niệm của ASEAN, nhưng bối cảnh khu vực và quốc tế đang tạo ra rất nhiều thách thức cho hòa bình ổn định, việc ra được tuyên bố này sẽ mang đến định hướng dài hơi hơn cho ASEAN.
Vai trò trung tâm của ASEAN không xuất hiện cùng với sự ra đời của ASEAN. Năm 1967, ASEAN được lập ra nhưng lại co cụm lại với nhau để làm sao không bị nước lớn “bắt nạt” và bản thân nội khối cũng không có sự bắt nạt để có thể hợp tác với nhau.
Vai trò trung tâm của ASEAN chỉ ra đời khi có một ASEAN mới mang tính đại diện cho cả Đông Nam Á, một ASEAN mới là gì? Một ASEAN mới xuất hiện khi mà các nhóm nước tại Đông Nam Á không còn thù địch nhau và thấy cần phải bắt tay, chung tay với nhau. Nó được coi là khởi đầu khi Việt Nam tham gia ASEAN năm 1995, cả Việt Nam, cả ASEAN đều phải thay đổi cách tiếp cận với nhau, bắt tay nhau để đi vào cộng đồng chứ không phải chia rẽ, thù địch, đứng về phía này phía kia để chống lại nhau.
Đã từng có những giai đoạn có nước đứng bên này hoặc phe này phe kia, nhưng 1995 là mốc vô cùng quan trọng, đánh dấu cho việc ASEAN cũng như Việt Nam đều thay đổi cách tiếp cận.
Từ 10 nước Đông Nam Á chung tay xây dựng cộng đồng, ASEAN đã phát triển về thể chế, thiết chế và tầm nhìn chung tay xây dựng tương lai, ASEAN có hiến chương, ASEAN tích cực gặp gỡ trao đổi về nhiều vấn đề trong khu vực và trên thế giới.
ASEAN có tư cách pháp nhân. Rồi ASEAN có kế hoạch xây dựng cầu đường chung từ năm 2009, hiến chương ASEAN từ năm 2007 và có hiệu lực năm 2008 và bộ máy mới của ASEAN như bây giờ, 2010 mới thực sự đi vào cuộc sống. Và đến năm 2015, ASEAN có thể chính thức nói rằng tôi đi vào cộng đồng, đại sứ Vinh nhấn mạnh.
ASEAN trong giai đoạn mới của quá nhiều chuyển biến trên thế giới và khu vực
Theo đại sứ Vinh, giai đoạn 3 của ASEAN và ASEAN mới chính là vào lúc này khi mà quá nhiều chuyển biến sâu sắc của thế giới và khu vực xuất hiện. Trước đây, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc dù cạnh tranh nhưng vẫn bắt tay nhau còn giờ đây họ cạnh tranh là chính mà thậm chí nhiều người còn không biết mọi chuyện rồi sẽ đi về đâu. ASEAN mạnh ở chỗ đoàn kết nhưng vẫn phải hợp tác với bên ngoài.
Rất nhiều thứ mặc dù tưởng như lâu nay là thừa nhận như chủ nghĩa đa phương, như chống chủ nghĩa bảo hộ, biến đổi khí hậu, tất cả những thứ đó giờ đều đứng trước thách thức. Những giá trị từng rất được thừa nhận thì nay lại thay đổi. Vậy ASEAN sẽ phải tính như thế nào?
ASEAN đã được 53 năm, đặc biệt tính về mặt kinh tế là từ 1994 đến nay bắt đầu kết nối và liên kết mạnh. 2015 hay 2009 là xây dựng cộng đồng, nếu mọi người nghiên cứu AFTA và quá trình mấy nước mới tham gia, kết thúc của giai đoạn đầu là năm 2018, đưa thuế quan của toàn bộ khu vực ASEAN này xuống còn bằng 0 đến 5%. Giai đoạn liên kết ASEAN theo chiều rộng và dựa trên hạ thuế quan cơ bản đã đạt được.
Trong khi đó, thế giới đã đi vào hệ giá trị cao hơn của chuỗi cung ứng toàn cầu và các Hiệp định Thương mại Song phương (FTA), vậy chính liên kết của ASEAN đã có thành tựu, cần phải nhìn vào giai đoạn dài hơn, chất lượng hơn như thế nào.
Tuyên bố tám điểm mới nhất nhấn nhiều về hòa bình ổn định nhưng nhấn mạnh cả vào vai trò trung tâm, cả quan hệ với nước lớn, cả thách thức ứng phó với an ninh truyền thống, nhưng nếu soi vào chuỗi đường đi của ASEAN sắp tới, nó sẽ bước vào giai đoạn mới, cá nhân tôi gọi là giai đoạn ba của một ASEAN mới.
Giai đoạn một là kết hợp 10 nước Đông Nam Á lại với Việt Nam, thực sự tổ chức đại diện cho khu vực này và kết nối để làm vai trò trung tâm. Khi đi vào cộng đồng, tính trung tâm, tính gắn kết cao hơn. giai đoạn hiện tại khi thế giới thay đổi, bản thân ASEAN sẽ phải đương đầu với thách thức cao hơn, phải đối diện với khu vực, với thế giới, đặc biệt cạnh tranh gay gắt hơn, mọi chuyện cũng khác đi, theo phân tích của đại sứ Vinh.

 


NGỌC DIỆP

Theo BIzlive

undefined