Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Phố Wall đang bỏ lỡ “con thuyền” tiền điện tử?

12:00 | 04/05/2021

Sự bứt phá của “con thuyền” Bitcoin đi cùng sự quan tâm rộng lớn khiến các nhà đầu tư phố Wall lưỡng lự. Vì sao họ vẫn phân vân trước cơ hội đầu tư này?

Theo CNN, các ngân hàng lớn dần thay đổi thái độ với tiền điện tử, nhưng theo hướng vô cùng thận trọng. Trên thực tế, giới đầu tư phố Wall vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận loại tiền kỹ thuật số này.
Từng bị lên án như một hình thức đầu tư kỳ quái, tiền điện tử nay đã thu hút sự chú ý của các ngân hàng trung ương trên thế giới và tiến đến phát hành chính thức chúng. Bitcoin đang được giao dịch ở mức hơn 50.000 USD. Đồng tiền Dogecoin, từng được coi như một trò đùa trong giới mã hóa nhưng nay cũng đang được coi là một trong những loại tiền kỹ thuật số đắt giá.
Và hồi tháng trước, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase đã ra mắt công chúng với mức định giá khổng lồ, gần 100 tỷ USD. Liệu đây đã là một hồi chuông đủ “thức tỉnh” các ngân hàng lớn đối với con thuyền đầu tư này?
Tuy nhiên, vẫn còn đó lý do khiến các ngân hàng hoài nghi và thận trọng: Tiền điện tử vẫn là đối tượng quản lý ngặt nghèo của các cơ quan quản lý. Điển hình, chính phủ Mỹ chưa thể quyết định chính thức hình thức tồn tại của nó. Nếu là tiền tệ, tiền điện tử sẽ đối mặt với rất ít quy định. Nhưng với tư cách là chứng khoán, giống như cổ phiếu hay trái phiếu, chúng sẽ phải chịu hàng rào giám sát chặt chẽ.
Vào tháng 12/2020, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã cáo buộc nền tảng tiền điện tử Ripple vì giao dịch bất hợp pháp, chưa đăng ký với đồng XRP có trị giá 1,3 tỷ USD. Vụ việc này khiến người ta hiểu rằng XRP đang được coi như một loại chứng khoán hơn là tiền tệ. Nhưng Ripple phủ quyết cáo buộc này.
Thêm vào đó, ranh giới mong manh trong các quy định về tiền điện tử khiến các ngân hàng khó có thể tham gia chính thức. Hoạt động của các ngân hàng truyền thống lâu nay vốn được giám sát chặt chẽ.
Ashley Ebersole thuộc công ty luật Bryan Cave Leighton Paisner và là cựu luật sư của SEC nhận định “Vụ việc Ripple giống như một đám mây đen lơ lửng trên đầu các loại tiền điện tử khác ngoài Bitcoin hoặc Ether”.
Những điều không chắc chắn trong quy định vẫn là rào cản đối với các thể chế tài chính lớn của phố Wall nhảy vào lĩnh vực này. Nhưng cuối cùng, họ cũng không thể hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội đầu tư đang khiến cả xã hội quay cuồng.
Goldman Sachs đã khởi động lại kênh giao dịch tiền điện tử của mình vào tháng 3 và sẽ sớm cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng đầu tư vào tiền điện tử. Giám đốc điều hành Goldman Sachs, David Solomon nhận định sự gia tăng nhanh chóng của tiền điện tử là tín hiệu cho thấy "Sẽ có sự gián đoạn và thay đổi đáng kể trong cách thức di chuyển của tiền tệ khắp thế giới”.
"Điều cần thiết là chúng ta phải hoạt động trong quy chế hiện hành. Chẳng hạn, việc sở hữu Bitcoin hay giao dịch dưới dạng tiền cơ sở là điều không được phép”, Solomon cho biết.
Trong khi đó, đồng Chủ tịch JPMorgan Daniel Pinto cho biết nếu nhu cầu tiền điện tử từ khách hàng tiếp tục tăng, các ngân hàng không thể đứng bên lề xu hướng.
Chuyên gia luật Ebersole nói thêm, các loại tiền kỹ thuật số tốt nhất nên được coi là một sản phẩm tài chính mới với các ngân hàng và thể chế tài chính. "Chúng (tiền điện tử) có cần thêm yêu cầu kiểm soát tài chính mới và khác biệt không? Chắc chắn”, ông khẳng định.
Nhiều tên tuổi lớn Phố Wall đã bắt đầu kiếm lời từ cơn sốt tiền điện tử. Goldman là ngân hàng tiên phong tham gia vào vụ niêm yết trực tiếp của Coinbase, thu mức phí béo bở trong vai trò là ngân hàng đầu tư.

Theo Zing News

undefined