Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Vì sao thế giới ngập trong cơn “mưa tiền”?

12:00 | 10/05/2021

Định giá cổ phiếu hiện đang ở mức cao nhất tính từ bong bóng dotcom năm 2000. Giá nhà đang trở lại ngưỡng trước khủng hoảng tài chính.

Vì sao thế giới ngập trong cơn “mưa tiền”?
Ảnh: ShutterStock
Đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm và trải nhiệm về bong bóng tài chính, có quá nhiều điều đáng lo ở hiện tại.
Định giá cổ phiếu hiện đang ở mức cao nhất tính từ bong bóng dotcom năm 2000. Giá nhà đang trở lại ngưỡng trước khủng hoảng tài chính. Nhiều công ty có độ rủi ro cao hiện đang được vay tiền ở mức thấp chưa từng có. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đổ tiền vào năng lượng xanh và tiền ảo.
Quá trình tăng giá tài sản này hoàn toàn có thể giải thích được, từ sự phát triển của thương mại số cho đến tăng trưởng tài khóa cao nhất tính từ năm 1983.
Tuy nhiên, một tác nhân chính đã tạo ra tất cả những hiện tượng trên: Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Chính sách tiền tệ dễ dãi đã khiến cho bong bóng tài chính hình thành và hiện tại chính sách đang quá lỏng lẻo.
Fed đã giữ lãi suất cơ bản đồng USD gần mức 0% suốt trong năm qua và phát đi tín hiệu rằng lãi suất sẽ không thay đổi trong vòng ít nhất 2 năm nữa. Fed đang mua vào hàng trăm tỷ USD trái phiếu. Kết quả, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm hiện đang thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Lợi suất thực tế âm lần thứ 2 trong 40 năm gần đây.
Có nhiều lý do để lý giải cho việc tại sao lãi suất ở mức thấp. Fed đã hành động nhanh chóng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ nhất và tiềm ẩn rủi ro gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009. Nhờ vào Fed và Quốc hội Mỹ, quá trình phục hồi của kinh tế giờ đã vững vàng hơn rất nhiều so với trước đây. Thành quả như vậy có được nhờ vào Fed và Quốc hội Mỹ, hai cơ quan này cho đến nay đã tung ra gói kích thích tài khóa quy mô 5 nghìn tỷ USD.
Chuyên gia kinh tế tại đại học Harvard, ông Jeremy Stein, nhận xét: “Giá trị cổ phiếu hiện đang được giao dịch dựa trên kỳ vọng rằng lãi suất sẽ vẫn ở mức thấp trong thời gian dài. Và tất nhiên Fed sẽ phát đi thông điệp rằng mọi thứ vẫn ổn, họ vẫn kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng hoàn toàn chúng ta đang hướng đến khả năng  lạm phát cao, dự kiến sắp tới chúng ta sẽ đón nhận vài quý lạm phát tăng mạnh”.
Giá trị cổ phiếu chỉ được như hiện tại nếu lãi suất duy trì ở mức siêu thấp và chắc chắn thị giá cổ phiếu sẽ thay đổi nếu Fed buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát và lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng lên mức 1,5 điểm phần trăm.
Fed đã từng trải qua bối cảnh như hiện tại. Cuối thập niên 1990, Fed đã sẵn sàng hạ lãi suất nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và sự sụp đổ của quỹ Long-Term Capital Management vốn được coi như tác nhân đằng sau bong bóng dotcom. Chính sách lãi suất thấp mà Fed áp dụng trong thời kỳ đầu khủng hoảng được cho là yếu tố đã đẩy cao giá nhà.
Trong cả hai lần, Fed đều bảo vệ chính sách của hộ, họ khẳng định rằng việc nâng lãi suất hoặc (hoặc không giảm) đơn giản là để ngăn bong bóng, và điều này sẽ giúp thỏa hiệp mục tiêu giữ thất nghiệp thấp và đảm bảo lạm phát mục tiêu, chính sách đó gây hại nhiều hơn là để cho bong bóng tự xì hơi.
Trong báo cáo công bố tuần này, Fed cảnh báo giá trị tài sản đang ở mức rất cao và nó dễ chịu rủi ro suy giảm nếu “khẩu vị” rủi ro của nhà đầu tư giảm xuống hoặc diễn biến kiềm chế đại dịch Covid-19 gây thất vọng hoặc quá trình phục hồi kinh tế chững lại. Ngày 28/4/2021, ông Powell thừa nhận rằng thị trường dường như có phần thái quá và Fed có thể là một trong những nguyên nhân: “Tôi sẽ không nói rằng mọi chuyện đang xảy ra chẳng có gì liên quan đến chính sách tiền tệ, tuy nhiên nó cũng có nhiều liên quan với quá trình tiêm vắc xin Covid-19 và quá trình mở cửa nền kinh tế”.
Lựa chọn chính sách của Fed chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng. Trong khi Fed hạ lãi suất xuống mức gần 0% và mua trái phiếu sau đó, mọi chính sách áp dụng lại được diễn ra trong bối cảnh các hộ gia đình, ngân hàng và chính phủ cố gắng trả nợ. Điều này giúp làm giảm chi tiêu và đẩy lạm phát xuống dưới mức 2% của Fed.

NHẬT ĐĂNG

Theo Bizlive

undefined