Nghiên cứu

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

TẾT NGUYÊN TIÊU - NGUỒN GỐC, SỰ KIỆN VÀ VẤN ĐỀ

12:00 | 25/02/2021

Trong dân gian Việt cũng lưu truyền câu thành ngữ “Cúng quanh năm, không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có câu: “Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu”, để mô tả cuốc sống phú túc, xa hoa của cặp tình nhân Thúc Sinh và Thúy Kiều, được ví với ngày Tết Nguyên Tiêu. Trong Phật giáo, theo truyền thuyết thì ngày Rằm tháng Giêng được coi là ngày cuối cùng Đức Phật đã thi triển thần thông tại thành Shravati, để đáp lại sự thách thức của sáu pháp sư ngoại đạo hiếu thắng.

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương trân trọng giới thiệu với quý độc giả bài  nghiên cứu về Tết Nguyên Tiêu của Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương, Địa lý Phong thuỷ gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ông là tác giả của gần 20 cuốn sách nghiên cứu về lý học đông phương và nguồn gốc Việt sử 5000 năm văn hiến.

Ảnh minh hoạ internet

Chúng ta đều biết rằng Tết Nguyên Tiêu không chỉ là tập tục riêng của Việt Nam, mà các nước lân bang như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…đều có tục này.

Tại Hàn Quốc, rằm tháng Giêng là lễ Daeboreum, người dân chơi các trò chơi truyền thống là Samulnori, đêm trước Daeboreum (còn có tên là Lễ hội lửa). Họ đốt cỏ khô, rơm hoặc đống cành cây, xếp thành hình tam giác, để tạo ra một "ngôi nhà" cho mặt trăng mọc và một cánh cửa nhỏ được đặt ở phía đông để mặt trăng đi vào. Họ nhảy muá xung quanh để để xua đuổi tà ma; trong khi trẻ em xoay những cái lon có đục nhiều lỗ và có than lửa cháy đỏ bên trong. Tại nông thôn, người dân leo núi, bất chấp thời tiết lạnh, cố gắng để thành người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc, qua đó sẽ gặp may mắn cả năm hoặc một mong muốn sẽ được thành tựu. Buổi sáng, họ thường ăn Ogokbap, một loại cơm nấu bằng năm loại ngũ cốc và ăn Yaksik, một thức ăn ngọt làm từ gạo nếp. Đồ uống được lựa chọn cho lễ Daeboreum là rượu Gwibalgisul. Đây là một loại rượu gạo được ướp lạnh.

Tại Nhật Bản, rằm tháng Giêng âm lịch là lễ Koshōgatsu. Ngày nay được cử hành vào ngày 15 tháng 1 dương lịch. Các sự kiện chính của Koshōgatsu là nghi lễ và thực hành cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu, và cháo gạo với đậu đỏ, thường ăn vào buổi sáng. Ngoài ra, nhũng thứ trang trí năm mới được hạ xuống và tháo dỡ, và một số đền đài tổ chức các sự kiện.

Philippines, có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng Giêng, đánh dấu khởi đầu năm mới. Riêng ở Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu – ngoài việc cúng bái - còn có tục dâng sao, giải hạn đầu năm.

Vậy ngày Tết Nguyên Tiêu, vào ngày Rằm tháng Giêng, có nguồn gốc từ đâu?

Nhiều người cho rằng Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ văn minh Hán và xuất phát từ thời Hán Vũ Đế. Trên trang Thư Viện Mở tiếng Việt (vi.wikipedia.org/wiki/Tết_Nguyên_tiêu) viết:

Trích: Tập tục và lễ hội ở Trung Hoa.

Trung QuốcĐài Loan, Tết Nguyên TiêuTết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên, ngày xưa là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Theo sách Trung Hoa, lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật. Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.

Nhưng xem xét lịch sử Trung Quốc từ thời Xuân Thu Chiến quốc, kéo dài đến tận ngày hôm nay, không hề có một c triều đại phong kiến Trung Hoa, ra chiếu chỉ, hoặc sắc lệnh tổ chức Tết Nguyên Tiêu cả. Trong các văn bản cổ thời Tiên Tần, được coi là xuất phát từ nền văn minh Hán; từ Tứ Thư, Ngũ Kinh, bách gia chư tử…cũng không hề có một đoạn nào mô tả Tết Nguyên Tiêu. Cũng không hề có chiếu chỉ của các triều đại các nước lân bang và của cả Việt Nam xác định lễ hội hàng năm vào Tết Nguyên Tiêu. Do đó, một giả thuyết hợp lý là Tết Nguyên Tiêu phải có nguồn gốc từ rất xa xưa, trước cả thời Xuân Thu Chiến Quốc và không thuộc về nền văn minh Hán. Ngay cả đoạn trích dẫn trên Thư Viện Mở tiếng Việt, cũng không có cơ sở nào để xác định Tết Nguyên Tiêu có từ thời Hán Vũ Đế. Ngược lại, nó lại xác định dấu ấn của nền văn hiến Việt. Đó là tập tục dựng cây Nêu ngày Tết.

Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Theo góc nhìn từ người viết bài này, Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ nền văn hiến Việt một thời huy hoảng bên bờ Nam sông Dương tử. Ngay trong sách Lễ Ký, người được coi là chính Khổng Tử viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ”. Qua đó, có thể thấy rằng: Thật là vô lý khi ngày Tết Nguyên Đán, mà chính sách Lễ Ký xác định của Việt tộc, mà Tết Nguyên Tiêu lại của một nền văn minh khác thêm vào. Dấu ấn của ngày Tết thuộc về Việt tộc, còn lại đến ngày nay qua một di sản phi vật thế, chính là cặp Bánh Chưng, bánh Dày. Di sản phi vật thể là cặp bánh Chưng, bánh Dày này được xác định vào đầu thời Hùng Vương thứ VII. Theo quan điểm Việt sử gần 5000 năm văn hiến thì tương đương với thời nhà Ân, thế kỷ XV trước CN. Theo Việt lịch thì một năm có 24 tiết khí, mỗi tháng có hai tiết khí. Ngày Tết Nguyên Đán ứng với Tiết Lập Xuân. Ngày Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu, ứng với Tiết Vũ Thủy. Bởi vậy, khi người Việt đã xác lập theo Việt lịch Tết (Tiết) Nguyên Đán là bắt đầu mùa Xuân, đương nhiên các Tiết tiếp theo của 24 Tiết phải thuộc về Việt tộc. Trong đó có Tiết Vũ Thủy – được coi là Tết Nguyên Tiêu. Khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử từ 2300 năm trước. Với những thăng trầm tàn khốc của lịch sử, người Việt đã di cư khắp nơi ở vùng Đông Á và Đông Nam Á. Và họ đã mang theo tập tục truyền thống này đến các xứ sở Nhật Bản, Hàn Quốc và Phi Luật Tân…Tất nhiên với những người Việt ở Nam Dương Tử qua hơn 2300 năm đó, như Quảng Đông, Giang Tô, Phúc Kiến…vẫn giữ được phong tục này. Vậy tại sao lại có Tết Nguyên Tiêu.

Đó chính là Tiết khí chính của tháng Giêng đầu năm. Cho nên vẫn gọi là “Nguyên”, tức sự khởi đầu. Mặc dù Phật giáo có một truyền thuyết liên quan, mà người viết đã trình bày ở trên. Nhưng đó không phải là nguyên nhân để hình thành nên Tết Nguyên Tiêu. Mà chỉ có thể coi là sự trùng hợp thời gian, và Tết Nguyên Tiêu không thể có xuất xứ từ Phật giáo. Do nó không hề có dấu ấn từ truyền thuyết này.

Ảnh internet

Cũng không thể căn cứ vào một tập tục “dâng sao giải hạn” ở các chùa, mà cho rằng: Tết Nguyên Tiêu có xuất xứ từ Phật giáo. Vì vấn đề sao Hạn cho mỗi người vào mỗi năm, không hề có trong các kinh điển của Phật giáo. Đây lại là dấu ấn của Đạo giáo qua các Đạo sĩ thực hiện và nó được xác định rằng: việc dâng sao giải hạn trong năm, chỉ có thể làm ngay từ tiết khí đầu tiên của một năm; tức Nguyên Tiêu. Mà hiện tượng này có thể coi là sự hòa nhập giữa Phật giáo với phong tục truyền thống, khi Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ hơn 2000 năm trước. Những tập tục liên quan đến ngày Tết Nguyên Tiêu này, như đốt lửa (Ở Hàn Quốc). đốt đèn lồng đỏ cho bay cao ở các vùng Nam Dương tử…theo người viết là dấu ấn còn lại từ xa xưa. Nó mang tính biểu tượng của mùa Xuân thuộc Mộc sinh Hỏa với lý Ngũ hành tương sinh, cầu mong cho một năm mới tốt lành. Người viết cho rằng: Tết Nguyên tiêu có nguồn gốc xa xưa từ nền văn hiến Việt. Nó có sự liên hệ chặt chẽ với tính chất tiết khí chính trong một năm. Cho nên Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Rằm Tháng Bảy là Trung Nguyên, Rằm tháng 10 là Hạ Nguyên. Tại sao không phải tháng Chạp là Hạ Nguyên?

Theo người viết thì ba tháng gồm: Tháng Một (Tháng Tý. Truyền thống dân gian không gọi là tháng 11); tháng Chạp (Tháng Sửu. Truyền thống dân gian không gọi là tháng 12) và Tháng Giêng (Tháng Dần. Truyền thống dân gian không gọi là tháng 1). Đó là do chu kỳ lập Xuân lệ thuộc vào các chòm sao Thiên cực Bắc, thay đổi 6480 năm một lần theo lịch Thái Ất. Điều này cổ thư nói đến các loại lịch tối cổ, như: Lịch kiến Tý (Quy lịch); lịch kiến Sửu (Liên Sơn lịch) và lịch kiến Dần (Tức Âm lịch hiện nay. Bởi vậy, tục lễ Rằm tháng Giêng với những vấn đề liên quan đến nó, có tính truyền thống từ ngàn xưa thuộc về Việt tộc. Cần gìn giữ và tìm hiểu vì tính liên quan đến các tri thức cổ Đông phương, được ứng dụng trong đời sống con người và trở thành một tập tục phổ biến của cả nền văn hóa Đông phương. Với thực tế là tiết khí đầu năm và là sự khởi đầu cho cả một năm sau đó. Nên Tết Nguyên Tiêu quan trọng trong cái nhìn truyền thống của Việt tộc. Bởi vậy, chỉ sau Tết Nguyên Đán (Tết Cả), nhưng lại là Tiết khí chính của cả năm, nên ông cha ta để lại câu thành ngữ “Lễ quanh năm, không bằng Rằm tháng Giêng” là vậy. Cho nên, với sự phân tích đã trình bày ở trên, người viết cho rằng: Vì là Tết của mùa xuân, mùa sinh trưởng của vạn vật. Do đó, ngay từ Tết Nguyên Đán, theo tập quán truyền thống đã kiêng sát sinh. Nếu phải cúng động vật, như gà, lợn, đều phải làm từ trước 30 Tết. Việc kiêng cữ này, nhắc nhở con người có ý thức giữa mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên. Nên người viết cho rằng: Ngày Tết Nguyên Tiêu cũng không nên cúng mặn. Trên đây là những luận điểm của người viết chia sẻ với bạn đọc, nhân ngày lễ Tết Nguyên tiêu.

Chúc bạn đọc một năm mới an khang thịnh vượng!

Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

undefined