Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Người giàu cũng mắc lỗi quản lý tài chính dễ dẫn đến "tán gia bại sản": Đây là 5 điều các chuyên gia nhấn mạnh

12:00 | 07/01/2020

Nhiều người giàu có, thành công quá tự tin vào khả năng tài chính của bản thân. Đó cũng là sai lầm khiến họ dễ dàng kiếm tiền nhưng chẳng thể giữ được lâu.

Jeff Rose là một doanh nhân, nhà tư vấn tài chính và một tác giả có tên tuổi. Ông nổi tiếng với cuốn sách Soldier of Finance: Take Charge of Your Money and Invest in Your Future và là tác giả của blog GoodFinancialCents.com. Trong các bài viết, Jeff Rose đưa ra những lời khuyên tài chính rất hữu ích đối với những người muốn làm giàu và cả những người đã đạt được thành công.

Kiếm được nhiều tiền thì dễ hơn việc giữ được tiền dài lâu. Những người giàu có nhiều cách để có nguồn tài chính tốt hơn như đầu tư bất động sản, chứng khoán hay kinh doanh thêm. Nhưng không phải cứ giàu là không mắc sai lầm tài chính.

Một số sai lầm mà cả những người giàu có và thành đạt cũng thường xuyên mắc phải do chuyên gia tài chính Jeff Rose đúc rút ra dưới đây sẽ giúp cả những người đang cố gắng cải thiện tài chính có thể hạn chế mắc phải:

1. Thói quen chi tiêu xấu

Người giàu cũng mắc lỗi quản lý tài chính dễ dẫn đến tán gia bại sản: Đây là 5 điều các chuyên gia nhấn mạnh - Ảnh 1.

Một cặp vợ chồng giàu có là khách hàng tư vấn tài chính của Jeff Rose. Cả hai đều là trong khoảng 30 tuổi với cuộc sống trong mơ và tổng thu nhập khoảng 500.000USD/năm.

Họ muốn có một kế hoạch tài chính tốt để có thể về hưu lúc 50 tuổi. Với số tiền kiếm được thì chuyện đó hoàn toàn có thể, nhưng vấn đề là họ chỉ có 17.000 USD trong tất cả các loại tài khoản tiết kiệm, hưu trí…

Hóa ra, dù kiếm được một tấn tiền nhưng đồng thời họ cũng chi không tiếc tay cho một ngôi nhà khổng lồ, những chiếc xe đời mới và những chuyến du lịch xa xỉ, không tránh khỏi một số khoản nợ xấu.

Bài học mấu chốt từ khách hàng này là: Dù bạn kiếm được rất nhiều tiền nhưng cũng không đủ để có một tài chính mạnh nếu tất cả đều đổ vào việc tiêu pha.

2. Không tự động hóa tài khoản tiết kiệm

Một vấn đề phổ biến khác ở những người giàu là không bao giờ dành thời gian để tự động hóa các khoản tiết kiệm và đầu tư của họ. Khi bạn kiếm được nhiều tiền, thật dễ rơi vào bẫy cho rằng mọi thứ rồi sẽ tự động đi đến đích tốt nhất.

Bạn không thể mong đợi tiền tự động chuyển vào tài khoản môi giới, hay tài khoản tiết kiệm sẽ tự động trích từ lương nhận được mỗi tháng. Việc thiết lập những lệnh điều chuyển tự động sẽ giúp bạn đỡ phiền phức cũng như tránh quên hay sai sót.

3. Không có sự tư vấn chuyên gia cho những kế hoạch tài chính

Bạn kiếm được nhiều tiền không có nghĩa là bạn không cần bất kỳ một lời khuyên nào từ những chuyên gia nữa, vì mỗi người có chuyên môn khác nhau và những chuyên gia tài chính sẽ giúp bạn phải chi trả ít tiền thuế hơn hay có những tư vấn đầu tư đúng đắn.

4. Cho rằng bản thân thành công nên không cần cố vấn tài chính

Người giàu cũng mắc lỗi quản lý tài chính dễ dẫn đến tán gia bại sản: Đây là 5 điều các chuyên gia nhấn mạnh - Ảnh 2.

Cũng giống như ở sai lầm số 3, rất nhiều người đang coi nhẹ vai trò của các cố vấn tài chính và cho rằng vì mình giàu có (có khi còn giàu hơn các chuyên gia tài chính) nên không cần nghe lời khuyên từ họ. Điều này là vô cùng sai lầm.

Thực tế là, dù bạn có sự nghiệp thành công hay kiếm được rất nhiều tiền thì cũng không có nghĩa là bạn biết được những cách tốt nhất để đầu tư. Mà tiền đầu tư thì mới là nguồn tiền dài hạn và có thể sinh ra cho bạn những lợi nhuận khổng lồ mà không tốn quá nhiều sức lao động. Vì thế bất kể mức thu nhập của bạn có cao đến đâu thì một lời khuyên tài chính tốt vẫn là cần thiết (nếu bạn không muốn chỉ kiếm tiền từ một nguồn thu nhập đến cuối đời).

5. Không biết mình đã chi tiêu bao nhiêu

Một trong những việc làm tốt nhất và chủ động nhất của mọi người để cải thiện tình hình tài chính chính là quản lý chi tiêu, bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền.

Khi bạn có những tài khoản theo dõi chi tiêu thì sẽ có cái nhìn tổng quan về những khoản chi, mức độ chi tiêu cho những việc cần thiết và không cần thiết. Những con số theo dõi này có thể không cần chính xác đến từng chi tiết nhưng nó sẽ có bạn bức tranh toàn cảnh chung về tình  hình chi tiêu hiện tại là hợp lý hay không.

Thật không may là nhiều người giàu lại có suy nghĩ thu nhập cao thì không cần quan tâm đến vấn đề này. Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền, chi tiêu mua sắm không tiếc tay hay không cần nhìn giá, nhưng vẫn cần phải theo dõi chi tiêu. Nó sẽ cho bạn biết mình đang hoang phí vào những điều gì, và kể cả khi bạn thừa tiền đến nỗi không biết làm gì thì lãng phí tiền vẫn là một điều không nên xảy ra.

Hoàng Lan

Theo Nhịp sống kinh tế

undefined