Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

OPEC+ có thể sẽ cân nhắc cắt giảm nguồn cung sâu hơn

12:00 | 20/11/2023

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, dự kiến sẽ xem xét liệu có tiếp tục cắt giảm hơn nữa nguồn cung dầu, khi nhóm họp vào cuối tháng này hay không, sau khi chứng kiến giá “vàng đen” giảm gần 20% kể từ cuối tháng 9/2023.

Giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm xuống khoảng 79 USD/thùng từ mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 được ghi nhận vào tháng Chín là gần 98 USD/thùng. Tâm lý lo ngại về nhu cầu ảm đạm và khả năng dư thừa nguồn cung vào năm tới đã gây áp lực giảm giá đối với thị trường dầu.

Saudi Arabia, Nga và các thành viên khác của OPEC+ đã cam kết cắt giảm sản lượng dầu tổng cộng là 5,16 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu dầu hàng ngày trên toàn cầu.

Một nguồn tin của OPEC+ cho biết, các biện pháp hạn chế nguồn cung hiện tại có thể là không đủ và tổ chức này sẽ phân tích xem liệu có thể thực hiện thêm các biện pháp bổ sung khi diễn ra cuộc họp chính sách sắp tới hay không. Hai nguồn tin khác của OPEC+ cho biết, việc cắt giảm sản lượng sâu hơn có thể được các thành viên OPEC+ thảo luận.

Theo kế hoạch, các Bộ trưởng của OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 26/11. Trong cuộc họp gần đây nhất hồi tháng 6/2023, OPEC đã dự định cắt giảm nguồn cung 3,66 triệu thùng/ngày vào năm 2024.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đã cập nhật triển vọng dầu mỏ trong tuần này, điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 và cho biết thị trường có thể chuyển sang trạng thái dư thừa nguồn cung trong quý đầu tiên của năm tới.



Minh Trang

Theo Báo Tin Tức

undefined

Các tin khác

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ tìm thấy động lực tăng trưởng mới trước rủi ro bị ông Trump áp thuế quan (18/11) Đặt mục tiêu 4.900 USD vào năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang được đánh giá ra sao trong khu vực? (15/11) Nhật Bản tái thiết ngành công nghiệp chip nhớ: 10 năm tới sẽ thu hút 325 tỷ USD, đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh số, Mỹ, Anh đều muốn rót tiền (15/11) Có thể trở thành thành viên của Nội các chính phủ Mỹ, Elon Musk được so sánh với nhà ngoại giao nổi tiếng với khả năng 'hàn gắn' quan hệ Mỹ - Trung (13/11) Lợi dụng lỗ hổng trừng phạt của châu Âu với Nga, một quốc gia châu Á đang hưởng lợi chưa từng có, trở thành nhà cung cấp lớn sản phẩm dầu mỏ nhất cho EU (13/11) Đồng nhân dân tệ đương đầu áp lực mất giá mạnh sau bầu cử Mỹ (13/11) Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (13/11) Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ (12/11) Sếp lớn ngành năng lượng: Châu Âu sẽ không thể vượt qua mùa đông lạnh giá nếu thiếu khí đốt Nga, một số nước phải quay lại sử dụng than (11/11) Hướng đi của kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ ông Donald Trump (11/11)