Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Quy hoạch Lạng Sơn là cầu nối kinh tế Việt Nam - ASEAN, Trung Quốc, châu Âu

12:00 | 22/04/2024

Chiều 21/4, tại tỉnh Lạng Sơn diễn ra Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng.

Sự kiện có sự tham dự của khoảng 450 khách mời trung ương; cơ quan ngoại giao, đại diện một số tổ chức quốc tế và các tỉnh bạn, đại diện một số nhà đầu tư, doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước và nước ngoài; đại diện các đơn vị tham gia lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn .

Quy hoạch Lạng Sơn là cầu nối kinh tế Việt Nam - ASEAN, Trung Quốc, châu Âu- Ảnh 1.

Lạng Sơn ngày càng khởi sắc, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Lạng Sơn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu hút đầu tư... Nhằm tiếp tục khai thác, phát huy, tiềm năng lợi thế của một tỉnh biên giới để phát nhanh, bền vững, công tác lập quy hoạch tỉnh đã được các cấp, các ngành của tỉnh dồn nhiều công sức, tâm huyết để thực hiện.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 748/QĐ-TTg, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn , thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Trong đó, xác định việc lập quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội 10 năm thời kỳ 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước.

Quy hoạch Lạng Sơn là cầu nối kinh tế Việt Nam - ASEAN, Trung Quốc, châu Âu- Ảnh 2.

Thủ tướng đến dự Hội nghị quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư năm 2024 tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: N.D.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tỉnh, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung hoàn thiện hồ sơ xây dựng quy hoạch tỉnh, đến ngày 19/3/2024, Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg. Đây là sự kiện quan trọng đối với lộ trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn, hình thành khung định hướng phát triển khái quát nhất nhưng vẫn tích hợp đầy đủ phương án phát triển của từng vùng, ngành, lĩnh vực.

Mục tiêu quy hoạch đặt ra là xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có quy mô kinh tế và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Quy hoạch Lạng Sơn là cầu nối kinh tế Việt Nam - ASEAN, Trung Quốc, châu Âu- Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Đảng bộ, quân dân các dân tộc xứ Lạng nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt quy hoạch tỉnh, tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc và xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng đánh giá cao tỉnh Lạng Sơn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo Hội nghị quan trọng này. Bởi đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, kết hợp công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư của Tỉnh; thể hiện tầm nhìn chiến lược, cách làm bài bản, khoa học và sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thủ tướng nhấn mạnh đến 5 điểm về vị trí, vai trò và 3 nội dung quan trọng của công tác quy hoạch đồng thời ghi nhận tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá (GRDP tăng 7%); sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, nhất là các nhiệm vụ về chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh (chỉ số DTI xếp thứ 6, PCI xếp thứ 15 cả nước); văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập phòng thủ tỉnh; quan hệ đối ngoại được đẩy mạnh và mở rộng đúng định hướng…

Quy hoạch Lạng Sơn là cầu nối kinh tế Việt Nam - ASEAN, Trung Quốc, châu Âu- Ảnh 4.

Trao giấy phép, chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN

Về hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Lạng Sơn cần chú trọng, tập trung thực hiện 8 trọng tâm trong đổi mới và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch; đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển du lịch trở thành một động lực tăng trưởng, ngành kinh tế mũi nhọn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp, nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa và con người Lạng Sơn; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH.

“Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng anh hùng, với đà phát triển mạnh trong những năm qua, với sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Lạng Sơn sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như quy hoạch đã công bố, Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị; trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc; là “cầu nối” quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Lạng Sơn trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 18.600 tỷ đồng; trao 9 biên bản ghi nhớ đầu tư cho các Nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên 21.500 tỷ đồng.

 

Nguyễn Duy Chiến

Theo tienphong.vn

undefined