Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tổng thống Putin sử dụng ‘bài toán cũ’ hóa giải thành công 'cuộc tổng tấn công kinh tế' từ phương Tây

12:00 | 20/03/2024

Chiến lược vàng của Tổng thống Nga Vladimir Putin lý giải vì sao trùng trùng lệnh trừng phạt chống Nga không đạt hiệu quả như Mỹ và phương Tây mong đợi.

Hiện có hơn 16.000 lệnh trừng phạt đang được phương Tây áp đặt đối với Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 3,6% vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng thêm 2,6% vào năm 2024.

Để duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đến nay đã bước sang năm thứ ba, gần 6% GDP của nền kinh tế Nga đang dành cho chi tiêu quân sự. Và vào thời điểm này, khi ở phía bên kia, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang rốt ráo mua vũ khí, kêu gọi tài trợ và tuyển dụng, thì bên này - người đồng cấp Nga Vladimir Putin có vẻ hoàn toàn tự tin vào kế hoạch của mình cho tương lai.

5.000 Ruble = 1 ounce vàng

Làm thế nào mà 16.000 lệnh trừng phạt chiến lược do một số nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới đánh thẳng vào nền kinh tế Nga lại không làm Tổng thống Putin chệch hướng?

Theo bài phân tích của The Conversation, hiện tượng nền kinh tế Nga vẫn vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh hiện tại có “bóng dáng” của vàng.

Vàng - thứ tài sản an toàn mà theo thông tin từ Hội đồng Vàng thế giới (WGC), Nga hiện là nước sản xuất vàng lớn thứ hai với 324,7 tấn vào năm 2023, chỉ sau Trung Quốc với 374 triệu tấn. Nền kinh tế này dự kiến sẽ tăng sản lượng vàng thêm 4% mỗi năm cho đến năm 2026.

Vai trò của vàng trong nền kinh tế Nga như thế nào? Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt chống Nga cần phải mang tính chiến lược, nhắm vào môi trường mà nền kinh tế nước này hoạt động. Bởi vậy thời gian qua, các lệnh trừng phạt kinh tế thường nhắm vào hoạt động vận chuyển và thương mại, nhưng thị trường vàng lại là một ngoại lệ, bởi nó quá rộng lớn mà hầu như các lệnh trừng phạt khó tác động tới được.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự từ hơn hai năm trước, Vương quốc Anh - nhà môi giới vàng lớn với trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, cũng đã cắt toàn bộ lượng vàng nhập khẩu từ Nga vào Anh.

Tuy nhiên, kể từ năm 2013, Nga đã chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt của phương Tây và tìm cách tự cô lập nền kinh tế khỏi các giao dịch cần đến đồng USD. Đầu năm 2022, Nga đã neo đồng nội tệ - Ruble với vàng và quy định 5.000 Ruble tương đương một ounce vàng nguyên chất.

Kế hoạch của Điện Kremlin là quy định cho đồng Ruble một giá trị cố định, được bảo đảm bằng vàng – giống, hay cũng có thể được gọi là chế độ bản vị vàng, để đồng Ruble trở thành đồng tiền thay thế vàng đáng tin cậy ở một tỷ giá cố định.

Năm 1821, Vương quốc Anh là quốc gia tiên phong sử dụng chế độ bản vị vàng và lan rộng ra những nước châu Âu. Mỹ từng được cho là quốc gia sử dụng chế độ bản vị vàng muộn nhất và vì nhiều lý do, chế độ bản vị vàng đã chính thức sự sụp đổ từ sau khi Tổng thống Richard Nixon bãi bỏ bản vị vàng khỏi đồng USD.

Nhưng không, Nga có thể mới là quốc gia cuối cùng dùng vận dụng các ưu điểm của “bài toàn cũ” này để tránh rủi ro và chống lại cuộc tổng tấn công kinh tế từ phương Tây nhằm vào nền kinh tế.

Theo đó, vàng được dự trữ để giải quyết các giao dịch trong cả trong và ngoài nước. Những người nắm giữ vàng có thể giao dịch trên một số sàn giao dịch vàng thỏi; cũng có thể được hoán đổi lấy tiền tệ để giải quyết các giao dịch và ngược lại, hoán đổi trở lại thành vàng bất cứ lúc nào.

Chẳng hạn, Venezuela - một quốc gia bị trừng phạt nặng nề - đã gửi vàng đến Iran để đổi lấy hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất dầu. Các nước sử dụng vàng như một sự hỗ trợ an toàn để chống lại những cú sốc tài chính toàn cầu.

Hiện tại, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, các ngân hàng trung ương đang mua vàng với tốc độ chóng mặt - với khoảng 1.073 tấn được mua vào năm 2022. Năm 2023, một tấn vàng trị giá khoảng 65 triệu USD, tương đương 110,6 tỷ USD vàng đã được chuyển vào các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

"Bài toán cũ" của Tổng thống Putin

Trung Quốc là nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới và cũng là nước mua vàng lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc đã nhập khẩu 67,6 tỷ USD vàng vào năm 2022, trong khi Thụy Sỹ đứng đầu khi nhập khẩu 94,9 tỷ USD. Nhu cầu kim loại quý màu vàng của nền

WGC cũng đánh giá, vàng là nơi đầu tư an toàn nhất trong thời kỳ xung đột. Nhưng nếu điều đó lúc nào cũng đúng thì đã có một thị trường vàng tăng giá vĩnh viễn, khiến giá vàng ngày nay trở nên vô hạn.

Tất nhiên, giá kim loại quý tăng và giảm như bất cứ thứ hàng hóa nào khác. Và "bài toán cũ" về chế độ bản vị vàng cũng có những ưu, nhược điểm riêng khiến nó từng sụp đổ. Đó là lý do tại sao mục tiêu biến đồng Ruble thành vàng nguyên chất của Tổng thống Putin không phải lúc nào cũng tối ưu.

Vương quốc Anh, Mỹ và Canada đã xa lánh vàng của Nga.

Nhưng cũng có những nền kinh tế khác không làm như vậy. Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã nhập khẩu 96,4 tấn (6,2 tỷ USD) vàng Nga vào năm 2022, sau lệnh trừng phạt của Anh. Con số này tăng gấp 15 lần so với lượng nhập khẩu chỉ 1,3 tấn (84,5 triệu USD) vào năm 2021.

Khách hàng lớn khác của vàng Nga là Thụy Sỹ. Năm 2022, Thụy Sỹ nhập khẩu 75 tấn vàng Nga (4,87 tỷ USD). Vào năm 2023, họ đã nhập khẩu khoảng 8,22 tỷ USD vàng từ UAE - quốc gia không tự sản xuất nhưng mua số lượng lớn từ Nga và 3,92 tỷ USD từ Uzbekistan - nước láng giềng của Nga.

Hàng tỷ USD vàng của Nga đang được giao dịch tự do ở mức giá cao nhất trong khi vẫn tránh được sự ảnh hưởng của tất cả 16.000 lệnh trừng phạt. Đó là lý do tại sao các lệnh trừng phạt toàn cầu chống lại Nga không làm chệch hướng nền kinh tế nước này.

Trên thị trường, mua vàng là biện pháp phòng ngừa lạm phát và mất giá tiền tệ trong thời điểm nhiều bất ổn. Chính WGC cũng thường quảng cáo vàng trên các mạng tin tức theo hướng vàng giống như là một loại tiền tệ của “ngày tận thế”.

Với "bài toán cũ" mà Tổng thống Nga đặt ra, nếu người tiêu dùng, ngân hàng trung ương hay nhà đầu tư ở Bắc Mỹ đổ xô mua vàng với số lượng lớn thì giá vàng sẽ tăng và kế hoạch của Tổng thống Putin thành công. Đúng, trong quý cuối cùng của năm 2023, người tiêu dùng Mỹ đã mua hơn 100 triệu USD vàng miếng, chỉ tính riêng các giao dịch thông qua nhà bán lẻ của Mỹ - Costco.

Có vàng Nga trong những giao dịch đó không? Khả năng là có, bởi không thể kiểm soát được mạng lưới giao dịch đan xen giữa Thụy Sỹ, Nga và UAE. Thực tế là, trong khi nhu cầu vàng thế giới đang ở mức rất cao, rất khó để ngăn cản vàng Nga đến với các thị trường, theo bất cứ một hình thức nào.

Để làm thất bại kế hoạch của Tổng thống Putin, vàng cần phải được “loại bỏ ánh hào quang”. Có nhiều cách: nguồn cung vàng tăng có thể làm giảm giá, khi đó Australia, Canada và Mỹ phải đóng vai trò là những nhà sản xuất vàng hàng đầu; Lãi suất tăng cũng có thể làm giá vàng giảm; hay việc bán tháo hàng loạt vàng mà các chính phủ nắm giữ cũng có thể gây ra tình trạng sụt giảm giá đồng Ruble… Tất nhiên, những cách này cũng “đồng hành” với tình trạng sụt giảm đồng USD và đô la Canada.

Như vậy, khó có một giải pháp đơn lẻ nào có thể giải bài toán khó của ông Putin - nó đòi hỏi phải làm gián đoạn đường đi của vàng Nga, nhưng điều đó lại có thể cần có sự tham gia của UAE....

Và ở phía bên này, cũng chính bởi tính phức tạp của thị trường, với những ràng buộc đan xen, kế hoạch của Điện Kremlin - nhằm phục hồi kinh tế thông qua vàng, đòi hỏi kim loại quý phải tăng giá trị - cũng gặp đầy rẫy những khó khăn. Và tất nhiên, về dài hạn, "mũi tên" của ông Putin là vàng, chứ không phải đồng USD sẽ là đồng tiền giao dịch toàn cầu cũng không phải dễ dàng tới đích.


Minh Anh

Theo Baoquocte

undefined